Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là gì và tại sao nó lại chiếm một phần không nhỏ tới sự thành công của thương hiệu? Điều gì khiến bộ nhận diện thương hiệu trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng? Hãy cùng Huy Lona tìm hiểu ngay nhé.

1. Nhận diện thương hiệu là gì?

Nhận diện thương hiệu là hình ảnh, liên tưởng đặc trưng hiện lên trong tâm trí khách hàng khi nhắc đến thương hiệu của bạn. Bộ nhận diện thương hiệu diễn đạt bản sắc công ty thông qua các yếu tố phổ biến như: tên gọi, logo, tagline/ slogan, màu sắc, họa tiết đặc trưng, phông chữ, …

Mọi thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu được thiết kế đồng bộ và nhất quán có thể đem lại được hiệu quả tác động cao, thúc đẩy khả năng nhận biết và từ đó nảy sinh cảm xúc, hành vi.

[Saokim.com.vn] Bộ nhận diện thương hiệu PETIMEX
Bộ nhận diện thương hiệu PETIMEX

2. Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp và thương hiệu tới khách hàng. Với khách hàng, nét đặc trưng về logo hoặc slogan sẽ là những điều mà họ nhớ đến thương hiệu và khiến thương hiệu của bạn chiếm ưu thế hơn trong tâm trí của họ.

Vai trò tiếp theo của bộ nhận diện thương hiệu đó là tạo tâm lý tin tưởng, kích thích mong muốn sở hữu sản phẩm của khách hàng.

Thông qua việc truyền tải thông điệp, giá trị sản phẩm về mặt cảm tính (tính chuyên nghiệp, sự khác biệt, đẳng cấp,..) và lý tính (mẫu mã đẹp, chất lượng tốt,.. ).

Một bộ nhận diện thương hiệu chất lượng sẽ là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo về ý tưởng quảng cáo. Có giá trị đóng góp rất lớn trong việc phủ sóng hình ảnh thương hiệu rộng rãi hơn, thúc đẩy việc bán hàng, tạo ra giá trị thương hiệu, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Chờ chút: Tải ngay cuốn sách Corporate Branding, để hiểu toàn diện về xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Từ đó hiểu cách tạo ra bộ nhận diện giúp xây dựng bản sắc thương hiệu mạnh mẽ.

Ebook Corporate Branding

3. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các thành phần được doanh nghiệp tạo ra để hỗ trợ xây dựng nhận thức về thương hiệu bao gồm (nhưng không hạn chế ở): Màu sắc, Logo, Biểu tượng, Họa tiết, Hình ảnh đặc trưng, Phông Chữ, Mascot (Linh vật), Đồng Phục, Khẩu hiệu, Tông giọng, các yếu tố đặc trưng khác…

Bên cạnh đó, các yếu tố có thể tác động tới các giác quan của người tiêu dùng đều có thể được phát triển thành nhận diện thương hiệu.

Ví dụ #1: Apple sử dụng nhạc chuông đặc trưng để tăng khả năng nhận diện.

Ví dụ #2: Shopee sử dụng âm thanh thông báo ứng dụng để tăng khả năng nhận diện.

Ví dụ #3: Coca Cola sử dụng dải lụa (kiểu phông chữ gốc của logo) như một thành phần nhận diện thương hiệu.

Ví dụ #4: Các công ty sản xuất nước hoa có thể sử dụng mùi hương làm nhận diện đặc trưng, sử dụng không gian nội thất để làm nhận diện đặc trưng…

Vì vậy, doanh nghiệp muốn xây dựng nhận diện thương hiệu có thể bắt đầu với:

3.1. Nhận diện thương hiệu dựa vào màu sắc, thiết kế logo và phông chữ

Màu sắc, thiết kế logo và phông chữ chính là ba yếu tố cơ bản và cũng là thứ tạo ấn tượng đầu tiên đối với người nhìn.

  • Logo: Đội ngũ thiết kế logo của mỗi doanh nghiệp thường tạo ra một mẫu logo chính và nhiều mẫu logo khác nhau để có thể linh động hơn trong nhiều trường hợp. Ví dụ như logo trên nền trắng sẽ khác với logo trên nền màu.
  • Màu sắc: Cho dù không có bất kỳ hình ảnh nào trước mặt nhưng khi nhắc đến các hãng xe ôm công nghệ hiện nay, người ta vẫn có thể liên tưởng ngay tới Grab màu xanh lá cây, Go Jeck màu Xanh, Đen và Be màu vàng.
  • Phông chữ: Phần lớn logo đều sử dụng tên thương hiệu + biểu tượng để tăng khả năng nhận biết và phông chữ để thiết kế tên thương hiệu nếu được thiết kế đặc trưng có thể tạo nhận diện khác biệt. Ví dụ phông chữ BEAMIN rất độc đáo khiến chúng ta liên tưởng đến BEAMIN ngay cả khi không nhìn thấy logo.

Khi đã có các yếu tố cốt lõi, thông thường, các thương hiệu sẽ sử dụng chúng để phát triển các nhận diện đặc trưng cho các ứng dụng văn phòng, bao bì nhãn mác, hình ảnh social.

3.2. Nhận diện thương hiệu trên sản phẩm

Bao bì, nhãn mác sản phẩm là điểm tiếp xúc với khách hàng trước tiên trên quầy kệ, trong đó hơn 80% người tiêu yêu thích bao bì sản phẩm dễ nhìn hơn.

  • Thiết kế bao bì sản phẩm: Mẫu thiết kế bao bì sản phẩm đẹp, độc đáo, chuyên nghiệp vừa khẳng định giá trị sản phẩm vừa là công cụ đắc lực trong việc thúc đẩy bán hàng.
  • Tem nhãn dán trên sản phẩm
  • Phiếu bảo hành sản phẩm
  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm

3.3. Nhận diện thương hiệu văn phòng

Tiếp đó, giao diện, hình ảnh của các đồ dùng trong văn phòng công ty sẽ được thiết kế đẹp mắt, phù hợp với phong cách logo, kết hợp với tính chất sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu để tạo nên sự đồng bộ, nhất quán.

  • Tên thương hiệu
  • Sáng tạo Tagline Slogan
  • Tiêu đề thư
  • Hóa đơn
  • Giấy viết thư
  • Thẻ nhân viên
  • Đồng phục nhân viên
  • Phong bì thư
  • Kẹp file

3.4. Nhận diện thương hiệu marketing, digital

Hoạt động marketing, digital marketing là không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Do đó, khéo léo lồng ghép yếu tố nhận diện thương hiệu trong các sản phẩm, công cụ marketing, công cụ digital là giải pháp được nhiều doanh nghiệp thực hiện.

Đây là các thành phần cần thiết nhất trong bộ nhận diện thương hiệu để giúp doanh nghiệp xây dựng sự đồng bộ, nhất quán trong việc truyền thông, marketing đặc biệt là trên nền tảng Digital.

Ngoài ra, trong kỷ nguyên phát triển gắn liền với công nghệ, marketing trên Digital, các thành phần bên dưới đây được các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư thiết kế bài bản, chuyên nghiệp.

  • Website thương hiệu
  • Website thương mại điện tử
  • App / Loyalty App
  • Landing Page
  • Nhận diện thương hiệu trên sàn TMĐT
  • Hệ thống thiết kế hình ảnh social
  • Hồ sơ năng lực (Bản in, Bản Digital)
  • Catalogue (giới thiệu danh mục sản phẩm)
  • Brochure (giới thiệu một sản phẩm/ dịch vụ)
  • Tờ rơi và tờ gấp
  • Âm thanh thương hiệu
  • Giọng điệu thương hiệu
  • Banner quảng cáo
  • Video giới thiệu doanh nghiệp/ Video quảng cáo

3.5. Nhận diện thương hiệu sản phẩm ngoài trời

Các thiết kế băng rôn, biển hiệu ngoài trời với thiết kế đồng bộ sẽ tạo ấn tượng sâu sắc đến khách hàng ở khu vực ngoài doanh nghiệp. Nó góp phần giúp xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu ở khắp mọi nơi.

  • Nhận diện diểm bán
  • Băng rôn
  • Biển quảng cáo
  • Biển hiệu đại lý
  • Biển hiệu trước văn phòng
  • Biểu tượng công ty
  • Biển tấm lớn
  • Biển chỉ đường
  • Standee

Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp có thể có các điểm chạm thương hiệu khác nhau nên ấn phẩm, tài liệu, công cụ… phục vụ cho việc xây dựng nhận diện có thể khác nhau, ví dụ:

  • Linh vật thương hiệu (Brand Mascot)
  • Biển bảng công ty
  • Biển báo, hưỡng dẫn
  • Phương tiện vận chuyển
  • Ấn phẩm lễ tết
  • Quà tặng thương hiệu
  • Ấn phẩm phục vụ sự kiện, họp báo
  • Các ấn phẩm, tài liệu đặc biệt

Tóm lại, bộ nhận diện thương hiệu bao gồm tất cả những thứ trực quan, hữu hình mà doanh nghiệp có thể dùng để xây dựng nhận thức thương hiệu.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *